Cẩm nang sức khỏe

HỒI PHỤC DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)

Tình trạng suy dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng và thường gặp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT). Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT (COPD) có liên quan đến suy mòn, suy giảm khối cơ và sụt cân, có thể dẫn đến chức năng phổi kém hơn, giảm khả năng gắng sức và tăng nguy cơ đợt cấp, tăng nguy cơ tái nhập viện và có tỷ lệ tử vong cao hơn.



Để phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân COPD cần cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cần cung cấp lượng calo cao hơn thông qua bổ sung dinh dưỡng làm tăng trọng lượng cơ thể, sức mạnh cơ bắp, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân COPD suy dinh dưỡng.
Sự mất cân bằng giữa tổng hợp và phân hủy protein trong cơ dẫn đến sự hao mòn tế bào cơ xương, tình trạng này gọi là mất cơ (sarcopenia). Điều này có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề mà bệnh nhân COPD gặp phải khi thiếu vận động, làm tăng nguy cơ suy giảm thêm chức năng hô hấp và cơ ngoại vi của họ.
Do đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng hồi phục ở bệnh nhân COPD cần lưu ý bổ sung chất đạm có chứa các acid amin thiết yếu và acid amin phân nhánh (BCAAs) như leucine, isoleucine, đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong quá trình tổng hợp và sửa chữa cơ bắp, thúc đẩy các mô cơ phát triển và chữa lành vết thương. Đạm Whey là loại đạm chứa một lượng lớn các acid amin phân nhánh, đặc biệt là leucine, isoleucine giúp thực hiện những chức năng vốn có của một protein chất lượng cao và hoàn chỉnh trong cơ thể. Đặc biệt, đạm whey dễ tiêu hóa và dễ hấp thu tốt cho sức khỏe người bệnh, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng và duy trì cơ bắp kết hợp với rèn luyện thể chất. Bên cạnh đó, đạm Whey còn giúp cải thiện cân nặng ở những bệnh nhân COPD suy dinh dưỡng, hay gặp khó khăn trong việc tăng cân và kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, tăng lượng omega-3 có thể giúp cung cấp các lợi ích chống viêm cho bệnh nhân COPD, cùng với vitamin D và các khoáng chất khác có thể cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân COPD.

FontActiv diaBest
FontActiv Complete
Inbox để được Dược sĩ tư vấn và hướng dẫn mua hàng
Hotline tư vấn từ Dược sĩ: 1900633832
- Chóng mặt, choáng váng
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải
- Nhịp tim cao hơn bình thường
- Nhìn mờ
- Lú lẫn, co giật, mất ý thức, một số trường hợp nghiêm trọng, có thể bị hôn mê.
Một số thuốc đang dùng có thể gây ra tác dụng phụ làm bệnh nhân chóng mặt và mất cân bằng.
Nếu người tiểu đường bị chóng mặt thường xuyên hoặc nghiêm trọng, cần đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của đường máu quá cao hoặc quá thấp và cần được can thiệp điều trị đúng cách.